Trang chủ / Truyền thông / Báo chí / Thương hiệu quốc gia Việt Nam – Cơ hội cho ngành Vật liệu xây dựng

Thương hiệu quốc gia Việt Nam – Cơ hội cho ngành Vật liệu xây dựng

22/11/2023
Thuong-hieu-quoc-gia-Viet-Nam-Co-hoi-cho-nganh-Vat-lieu-xay-dung-2
Thương hiệu quốc gia Việt Nam – Cơ hội cho ngành Vật liệu xây dựng

Trong báo cáo gần đây của Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), kỳ vọng rằng nhu cầu tiêu thụ thép trong nước có thể bắt đầu duy trì tích cực kể từ đầu năm 2024 nhờ mặt bằng lãi suất tương đối thấp, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, mức nền thấp của giá thép kích thích nhu cầu tiêu thụ. Các chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị đường bất động sản và xây dựng dân dụng, hay tiềm năng từ thị trường xuất khẩu đã được nhen nhóm.

Vậy các doanh nghiệp thép và vật liệu xây dựng có sản phẩm đạt “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam” đang có những động thái nào, các giá trị nào từ chương trình đang được phát huy? Cùng tìm hiểu chủ đề này trong cuộc trò chuyện với ông Vũ Văn Thanh – Phó Tổng giám đốc trực Tập đoàn Hoa Sen; Tiến sĩ Thái Duy Sâm – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam.

MC: Rất cảm ơn các chuyên gia đã dành thời gian cho chương trình ngày hôm nay. Câu hỏi đầu tiên, xin mời ông Thái Duy Sâm. Chúng ta đang có những thách thức như thế nào với ngành thép trong những tháng cuối năm 2023 và nửa đầu năm 2024?

  • TS. Thái Duy Sâm: Ngành thép Việt Nam hiện nay, sản phẩm phần lớn chủ yếu là phục vụ cho ngành xây dựng. Nếu ngành xây dựng không phát triển thì ngành thép cũng bị ảnh hưởng đầu ra. Do đó, đây là một thách thức rất lớn. Một vấn đề nữa là do lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga và các nước khác cũng làm ảnh hưởng đến dây chuyền mà chúng ta xuất khẩu, đặc biệt là Logistics. Mặc dù Chính phủ đã đôn đốc quyết liệt nhưng việc giải ngân đầu tư công vẫn còn những cái khó khăn. Ví dụ như các dự án cao tốc hiện tại đang thiếu vật liệu cát để đắp nền. Do đó, các dự án hiện tại thi công rất, dẫn tới việc giải ngân không được như kỳ vọng.

MC: Xin cảm ơn những ý kiến của ông. Vậy còn với ông Thanh, từ phía góc nhìn của doanh nghiệp, chúng ta đã gặp rất nhiều thách thức từ đầu năm cho tới nay. Vậy những cơ hội hiện đang đến từ đâu?

  • Ông Vũ Văn Thanh: Tôi đánh giá rằng sự quyết liệt của Chính phủ trong việc giải ngân đầu tư công kịp thời như vậy là một nguồn kích thích rất lớn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Thứ hai là chúng ta có đầu tư nước ngoài. Theo đó, 9 tháng đầu năm 2023, vốn đăng ký đã đạt hơn 20 tỷ USD, còn vốn giải ngân là hơn 16 tỷ USD. So với năm ngoái là tăng trưởng đến 2%. Thêm vào đó, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Á đã thực hiện chính sách tiền tệ khá linh hoạt, từ đó nó cũng tạo điều kiện cho việc làm giảm lãi suất cho vay. Quý III này so với hai quý đầu năm, rõ ràng là mọi thứ đang tốt dần lên.
Ong-Vu-Van-Thanh-Pho-Tong-giam-doc-thuong-truc-Tap-doan-Hoa-Sen
Ông Vũ Văn Thanh – Phó Tổng giám đốc thường trực Tập đoàn Hoa Sen

MC: Thưa các chuyên gia, chúng ta đang đứng trước những cơ hội để phục hồi trong những tháng cuối năm. Tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia nhiều năm liền. Doanh nghiệp đã chuẩn bị như thế nào và đầu tư ra sao để khắc phục những khó khăn, thách thức và nhìn vào những cơ hội đang được mở ra trong những tháng tiếp theo?

  • Ông Vũ Văn Thanh: Tôi nghĩ rằng, tất cả các doanh nghiệp đạt được Thương hiệu Quốc gia thì họ có một cái dấu hiệu bảo chứng cho năng lực cảnh tranh. Đối với Tập đoàn Hoa Sen, điều đầu tiên chúng tôi phải bảo đảm được là chất lượng sản phẩm và giá cả hợp lý, bảo đảm năng lực cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong ngành cũng như là đối với các sản phẩm nhập khẩu. Còn đối với thị trường xuất khẩu, tháng 10 vừa qua, Châu Âu đã thực hiện cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon. Để thực hiện được điều đó, có hai chứng nhận ISO cần phải đáp ứng. Vừa qua, chúng tôi cũng đã thực hiện được là hai chứng nhận ISO này. Đầu tiên là ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kinh, thứ hai là ISO 14067:2018 về truy vết dấu Carbon trên sản phẩm, bảo đảm khai báo đầy đủ theo cái cơ chế điều chỉnh bên giới Carbon của Châu Âu.
  • TS. Thái Duy Sâm: Như chúng ta đã biết, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được đánh giá qua ba trụ cột là Chất lượng, Đổi mới sáng tạo và Năng lực tiên phong. Một ví dụ như ông Thanh nói là châu Âu, họ sẽ đánh vào tác động của môi trường. Chúng tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp cũng cần phải đổi mới sáng tạo hơn nữa, ví dụ như ứng dụng nhiệt thừa, nhiệt thải trong quá trình sản xuất để sử dụng lại. Thứ hai là ứng dụng các năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió. Nhờ đó việc xuất khẩu cũng thuận lợi hơn, dễ dàng hơn.

MC: Ông đánh giá thế nào về việc có sự bảo chứng của Thương hiệu Quốc gia với không chỉ ngành thép mà còn với cả ngành vật liệu xây dựng nói chung, khi mà chúng ta đưa các sản phẩm đến với người tiêu dùng trong nước và đặc biệt là thị trường xuất khẩu trong những cái năm vừa qua?

  • TS. Thái Duy Sâm: Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã tồn tại 20 năm rồi, và giá trị của Thương hiệu Quốc gia Việt Nam ngày càng được thế giới đánh giá cao. Do đó, các sản phẩm, thương hiệu được công nhận là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam sẽ chiếm lợi thế là có được lòng tin của người tiêu dùng trong nước cũng như thị trường thế giới, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
Tien-si-Thai-Duy-Sam-Pho-Chu-tich-kiem-Tong-thu-ky-Hoi-Vat-lieu-xay-dung-Viet-Nam
Tiến sĩ Thái Duy Sâm – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam

MC: Thời gian qua, chúng tôi có được biết là Tập đoàn Hoa Sen có thành lập một mô hình bán hàng gọi là Hoa Sen Home. Liệu đây có phải là một hướng đi mới, mở ra một cơ hội khi thị trường đang có những bước phát triển mới?

  • Ông Vũ Văn Thanh: Hoa Sen Home chính là một cái hướng đi mới của chúng tôi với ý tưởng là “tất cả trong một”, có nghĩa là đây là một nơi bán tất cả vật liệu xây dựng để xây dựng lên một ngôi nhà. Trong đó có ba ngành hàng do chúng tôi tự sản xuất (tôn, ống thép, ống nhựa), còn đối với những sản phẩm được sản xuất bởi các nhà cung cấp khác thì chúng tôi sẽ phải có một quy trình chọn lọc vô cùng khắt khe.

MC: Vậy thì mô hình này được một doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đầu tư thì nó có phải là cơ hội cho các doanh nghiệp khác tham gia cùng không?

  • Ông Vũ Văn Thanh: Chắc chắn rồi. Chúng tôi rất chào đón những nhà sản xuất vật liệu xây dựng được công nhận là Thương hiệu Quốc gia. Đó là mối quan hệ “Win-Win”, đôi bên cùng có lợi. Nhờ đó, chúng tôi sẽ có được nguồn hàng chất lượng tốt, bảo đảm uy tín, còn đối với các nhà cung cấp thì sẽ có một kênh bán hàng đến tận tay người tiêu dùng. Các nhà cung cấp cũng sẽ được quảng bá thương hiệu thông qua một hệ thống siêu thị được tổ chức bài bản.

MC: Còn ông Sâm thì ông thấy sao, cơ hội nào cho các doanh nghiệp vật liệu xây dựng?

TS. Thái Duy Sâm: Tôi thấy Hoa Sen Home là một mô hình rất tốt và cũng rất tiện lợi cho người tiêu dùng. Nếu tôi không nhầm thì trước đây, Eurowindow cũng đã đề xuất mô hình này và thành lập Melinh Plaza. Nhưng rồi nó cũng chưa được phát triển tốt. Còn bây giờ Hoa Sen xây dựng mô hình này lại rất đúng hướng. Bởi vì khi một người tiêu dùng ghé Hoa Sen Home, người ta có thể mua được tất cả các thứ để xây dựng lên một ngôi nhà, giúp họ tiết kiệm được thời gian.

MC: Vâng, xin cảm ơn các chuyên gia đã dành thời gian cho chương trình và tôi tin rằng là với những ý kiến từ phía doanh nghiệp, những hiến kế từ các chuyên gia thì trong những thời gian tới, chúng ta sẽ đón được những tín hiệu tích cực từ thị trường thép. Rất là cảm ơn các chuyên gia đã dành thời gian cho chương trình ngày hôm nay.

Bài viết liên quan